logo
Vítáme Vás v katalogu info-turistiky, ubytování a hotelových balíčku. Máme tu pro Vás mnoho možností v informacích jak o turistice, sportu, ubytování a mnoha dalších.

Úterý (23.04.2024)
SVÁTEK: Vojtěch
ZÍTRA: Jiří

*** hochiminh - překladatel

Telefon: +420602830830
Typ: OBCHODY-SLUŽBY KLÁŠTEREC N/O
Oblast: Severní čechy
Město: Klášterec nad Ohří
Adresa: Tyršova 138 Klášterec nad Ohří 43151
Cena: e-mail:hochiminh@seznam.cz

Zobrazit na mapě

STRÁNKY SE PŘIPRAVUJÍ

www stránky budou v několika dnech připraveny na přímé domeně

www.hochiminh.cz

Rozhovor: Nguyen Dung

Alena Veselá
10.11.2007


Práce:
Pracuji jako překladatel. Hlavně z českých médií do vietnamštiny pro vietnamské časopisy.
Věk: 45 let.

1. Dobrý den, děkuji, že jste souhlasil s rozhovorem. Začněme od začátku. Jak jste žil ve Vietnamu, než jste se rozhodl jet do České republiky a co Vás do ČR přivedlo? Jste tu už dlouho?

Ve Vietnamu jsem žil hodně spatně. Po vojenské povinné službě, o které dá se říci, že jsem prošel peklem, pak jsem dostal nabídku, abych šel pracovat do Československa. Jako za odměnu toho, že jsem sloužil vlasti. Ted už jsem tady 22 let.

David Nguyen se svou dcerou Terezkou

2. Líbí se Vám tu? Jaké jsou tu podle Vás klady a zápory? Zvykal jste si tu dlouho?

Líbí se mi tu. Příroda, lidi a tak... Zvykal jsem docela rychle.

 

3. Co Vás na Česku nejvíc upoutalo ? Co se Vám tu nejvíc líbí?

Nejvíc mě upoutal v Čechách klid a hlavně můžu mluvit nahlas, co se mi zachce.

 

4. Trvalo Vám dlouho, než jste se naučil česky a co pro Vás v českém jazyce bylo nejtěžší?

Měl jsem kurs češtiny a to trvalo 3 měsíce a od té doby se učím pořád sám. Nejtěžší pro mě je skloňovaní, které v žádném jiném jazyce není.

 

5. Co si myslíte o Češích?

Češi? Hm, díky tomuhle národu jsem se stal ze zrůdy člověkem. Sametová revoluce mi úplně změnila život. Jinak jsou lidi jako ostatní, prostě lidský. A Češi mají svoji specialitu: závist. Závidí si i nos mezi očima.

 

6. Co si myslíte, že si Češi myslí o vás Vietnamcích?

Žiju tu celou dobu jen hlavně s a mezi Čechama, takže vím, že Češi mají hodně málo informaci o Vietnamcích. Pro většinu Čechů, Vietnamci jsou pořád jen exotický tvor. Deset let, každý den čtu spoustu českých novin, ale normální anebo férový informaci o Vietnamu, o Vietnamcích, je příliš málo.

 

7. Setkali jste se tu s rasismem, nebo Vás okolí přijalo přátelsky?

Rasismus? To se dá hodně obtížně definovat. Prostě nemůžu říct, že tenhle člověk je rasista jen kvůli tomu, že ten mi říká že mám šikmý oči a tak. "Jsme Sparta, vy nejste nic!" Lidi prostě jsou každý jiný. Poláci nadávají třeba na Němce, Slováci nadávají na Čechy, pražák nadává brňákovi, podnikatel nadává úředníkovi... Všude je to stejný. A to i ve Vietnamu. Podle mě, slovo rasismus bylo příliš zneužito a každý si ho překládá podle toho, jak potřebuje. A to platí i pro toho skinheada samotnýho, který nosí černý tričko, které se vyrábí třeba v Číně. Rasismus opravdu existuje, ale není zas tak běžný jev.

 

8. Jaký má pro Vás význam slovo přítel, myslíte že stejný jako pro Čecha?

Tenhle svět nemůže existovat bez přátelství.

 

9. A co láska? Máte rodinu tady v Čechách, nebo ve Vietnamu, popřípadě chcete ji založit tady v ČR?

Mám českou partnerku a tři parchanty, kteří mě drží při životě :-)

 

10. Stýská se Vám po něčem (někom) z Vietnamu?

Vietnam, je to můj domov.

 

11. Co považujete za největší rozdíl mezi Vietnamem a Českou republikou?

Ve Vietnamu, Ho Chi Minh je pán Bůh a tady, Václav Havel, Václav Klaus pro nějaký lidi je čů(...) a vláda je banda pitomců.

 

12. Co byste řekl závěrem?

Mezi námi - Vietnamci a Češi - vládne jenom nepochopení.

 

Děkuji za rozhovor a přeji Vám mnoho štěstí a zdraví v dalším životě.

avesela@klubhanoi.cz
Další články autora


 

ČLÁNKY

Trai Tây, trai Ta - Kỳ 3: Từ „chém gió“ đến ném đá giấu tay - David Nguyen (CH Séc)
02.01.2012 22:11

(NguoiViet.de) Trong những tuần qua, cộng đồng mạng trở nên sôi động sau bức thư ngỏ của một thiếu nữ Việt Nam tên là Quách Thu Trang từ Việt Nam. Theo nhiều nhận xét, ngoài một số ý kiến tán thành mà chủ yếu từ giới nữ, còn thì ả Quách Thu Trang bị „ném đá“ tơi bời, nhất là giới mày râu (chắc phần đông là nhẵn nhụi).

Quách Thu Trang:
Quách Thu Trang: "Ế chồng cũng không lấy đàn ông Việt". (Hình minh họa)

 

Mới xem qua, thì cũng chỉ là chuyện giải khuây, nhưng ngẫm nghĩ cho kỹ, thấy đây không hề là chuyện nhỏ và cần phải lên tiếng. Trước hết, người viết bài này đã ý thức được, rằng khi lên tiếng bênh vực Quách Thu Trang chắc chắn sẽ chẳng được gì, y thị sẽ chẳng có một lời cảm ơn, mà thậm chí nếu có gặp trực tiếp cũng còn có thể bị thị vả cho vào mặt, vì với quả mặt Á Đông của mình thì người viết bài này không thể đúng „gu“ của ả. Và thêm nữa, sẽ còn bị các quí ông đang nổi khùng nhảy vào „ném đá“ hội đồng. Nhưng có sao đâu. Thiên hạ nên và cần phải biết sự thật.

Nhiều nhà „rân chủ“ thường hay thích nấu „món nhân quyền“ ra để mời, nhưng thú thật phần đông chúng ta đã ai ý thức được cái nhân quyền thực hư nó tròn méo ra sao. Một trong những nguyên tắc cơ bản của quyền con người là tự do ngôn luận. Tôn trọng người khác là phải tôn trọng cả những quan điểm theo mình là vớ vẩn. Ở những quốc gia dân chủ thực sự, ví dụ Cộng hoà Séc nơi vẫn còn bị coi là chưa tuyệt đối, thì các đảng phái đạt được từ năm phần trăm phiếu bầu của cử tri đã có quyền có đại biểu trong Quốc hội. Quan điểm của Quách Thu Trang được sự ủng hộ chắc chắn là hơn hẳn tỉ lệ này, nên cần phải được tôn trọng, lắng nghe, bàn bạc nghiêm túc và nếu cần thì tìm biện pháp khắc phục, sửa chữa. Chứ không thể nổi xung lên rồi thoá mạ kiểu ném đá giấu tay dưới những cái nickname vô tri.

„Chém gió“

Nghe đâu, hình như có ông người Việt, chủ một chợ cóc ở Séc phanh bộ ngực bọ xít tuyên bố muốn cùng cánh Digan đứng ra bảo vệ an ninh hoà bình cho toàn Cộng hoà Séc. Trong khi đó bà con tiểu thương kinh doanh trong chợ này luôn than khóc, là rất hay bị bọn người „lạ“ ở cái chợ to tướng gần đó sang quấy nhiễu, phóng uế trước cửa chợ, lại còn ngang nhiên nhảy vào trong chợ cắt dây cáp điện và làm nhiều điều phi nghĩa khác, nhưng ban lãnh đạo chợ mặc dù đã nhiều lần nghe bà con khiếu nại vẫn im re, thậm chí không dám báo cảnh sát hay nhờ các cơ quan chức năng can thiệp. Thực hư thế nào chưa rõ, nhưng chuyện này bà con ta bàn tán nhiều rồi mà vẫn chưa xác định được bọn người „lạ“ ấy là ai. Khổ thế!

Đúng là mềm nắn rắn buông. Có con nhãi ranh ăn nói khó nghe là nhảy vào đánh hội đồng, ném đá cho tơi bời. Còn chyện tày đình lên quan trực tiếp tới vận mệnh thì mãi vẫn cứ „lạ“. Lạ thật!

Lại nữa, nghe đâu có danh thủ bóng đá Việt Nam khảng khái tuyên bố, rằng đang được SK Slavia Praha của Séc sang đánh tiếng muốn rước về với hợp đồng trị giá hàng triệu ờ- rô. Báo chí Việt Nam tung hứng, đưa tin rầm rầm về chuyện này. Nhưng đúng là nói phét không gặp thời. Xin phép bóc mẽ: Có ai biết được không, là vào cái thời điểm định mệnh ấy, SK Slavia Praha đang ở trong giai đoạn „chết lâm sàng“, nợ lương cầu thủ cả năm trời, tới mức Liên đoàn bóng đá Séc và Morava doạ đuổi cổ xuống thi đấu ở giải hạng ba. May mà gần đây gã cựu bộ trưởng Giao thông Aleš Řebíček trong thời gian làm quan, nhờ cánh hẩu với cựu thủ tướng Mirek Topolánek, đã phất lên bất thường, bỏ tiền ra mua lại hầu như toàn bộ cổ phần thì Slavia mới hơi cụ cựa được tí chút. Ốc không mang nổi mình ốc thì làm gì còn sức mà mang cọc cho rêu. Chém gió, chém gió!

Thời buổi a còng bây giờ, tốc độ đường truyền toàn cỡ 100,0 Mb/giây trở lên với cả 3G mà cứ chém gió kiểu thằng chột làm vua xứ mù (thông tin), đến mức dám tự định giá cái chợ cóc chó nằm còn phải co chân của mình tới hai chục triệu mỹ kim. Nghe buồn cười quá! Dây chuyền sản xuất của một nhà máy bia mini, bỏ ra cỡ 150 nghìn euro là mua được trọn gói từ chính hãng của Séc sản xuất. Nếu mua theo kiểu chi tiết mang về lắp ráp thì giá thành chỉ còn phân nửa. Nhưng mang về tới quê nhà toàn được phán mấy chục tỉ. Kinh! Những chuyện như thế, trước khi đưa tin nếu các nhà báo lề phải phôn một phát sang hỏi đồng nghiệp bên Séc chắc sự thể đã khác. Chém gió vô tội vạ như thế mới xứng được „ném đá“, chứ còn con bé trẻ người non dạ, phát biểu chưa kín kẽ mà bị đánh hội đồng thì hơi oan.

„Ném đá“

Vòng vo tam quốc vậy để quay về chủ đề ban đầu. Nếu như các quí ông trong nước ném đá hội đồng ả Thu Trang thì đành một lẽ, bởi họ „ngồi ở nhà nhìn ra thế giới qua đài Hoa Sen“. Nhưng nhiều quí anh hải ngoại cũng nhào vô góp vui, mang sự „khác biệt văn hoá“ ra để phân tách. Xin trích gần nguyên văn nhời của một anh nói là sống lâu ở Thụy Điển, hình như đăng đầu tiên trên báo Lao Động, bởi vì đó là ý kiến được đăng thành bài nghiêm túc:

Trai Việt ở Tây phản pháo ‘trai Tây là tốt đẹp hơn trai Việt’

12.12.2011 13:25 (NguoiViet.de)

 Tôi là một công dân Việt Nam và hiện sống ở Thụy Điển được 18 năm. Tôi đã đọc bức thư “chế nhạo” đàn ông Việt của Quách Thu Trang và xin thưa rằng, đàn ông Tây đúng là có người vô cùng lịch sự và nuông chiều phụ nữ châu Á, khi họ thích nét đẹp và phong tục của phụ nữ ở vùng đất này. Song, họ cũng rất công bằng và sòng phẳng trong cuộc sống lứa đôi.

 Ví như, ở chỗ tôi sinh sống, đàn ông Tây khi lấy vợ từ Thái Lan, hàng tháng họ giao cho bao nhiêu tiền để mua đồ ăn thì đều phải ghi lại. Nếu hai vợ chồng có thu nhập thấp thì chi phí trong gia đình chia đôi. Khi đi siêu thị, họ mang theo một tờ giấy thống kê mua hết bao nhiêu tiền và sau đó về nhà chia đôi với vợ mình… Thậm chí, trong công việc hàng ngày cũng vậy, vợ nấu cơm thì chồng rửa chén; vợ giặt đồ thì chồng đi đổ rác.

 Tôi không biết cô Trang đã có hiểu biết gì về nền văn hóa phương Tây, mà lại dám nói tất cả đàn ông Tây đều tốt đẹp, trong khi họ lăng nhăng, ngoại tình nhiều hơn đàn ông Việt Nam đến cả trăm lần. Cổ chỉ nhìn thấy một số đàn ông Tây lấy vợ Việt Nam, rồi nuông chiều, nhưng đó chỉ là 000,1% mà thôi. Họ rất thích sex nên thử hỏi họ có chung tình mãi mãi với một phụ nữ như đàn ông Việt Nam không?

 Cô chưa sống ở Tây nên cô chưa biết, vấn đề ly hôn phổ biến trong cuộc sống gia đình của đàn ông Tây, gấp hàng trăm lần người Việt, kể cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Cô đang phát biểu lung tung! Theo tôi hiểu, cô là thành phần đại diện cho lớp con gái thiếu kiến thức thực tế, lại kiêu ngạo, thích đua đòi, a dua. Khi nào cô tìm hiểu được kỹ càng nền văn hóa phương Tây thì xin liên lạc với tôi (f-181@hotmail.com), chúng ta sẽ bàn về văn hóa, phong tục tập quán của phương Đông và phương Tây.

 Tôi cũng nghĩ cô có chút nhan sắc, nên tự cao tự đại, đòi lấy chồng Tây, đòi được hưởng thụ như phụ nữ Tây. Tuy nhiên, xin lỗi cô, phụ nữ Tây rất đẹp và kiến thức của họ tuyệt vời nhưng đối với họ, mọi thứ là xa xỉ phẩm. Vì thế, đàn ông Việt Nam ở bên Tây, có người đã sống đến 20, 25 năm mà vẫn không lấy gái Tây… Cô hiểu sao không? Đó là văn hóa khác biệt. Phụ nữ Tây không coi trọng hai chữ trinh tiết và sex là tự do.

 Cô Trang ham lấy chồng Tây, nhưng phụ nữ Việt bên Thụy Điển lại không ai ham “hàng ngoại” đâu!

Tuấn (Từ Thụy Điển) (Theo ĐVO)

Thú thực, đọc xong bài viết này tôi cảm thấy ngạc nhiên, nhất là về các thông số chính xác đến tận phần nghìn được tác giả đưa ra. Và buồn cười nữa. Chẳng phải là bóc mẽ nhau đâu, nhưng cũng nên để thiên hạ họ biết sự thật, dù là phũ phàng. Xin phép được lật lại những lập luận hết sức hớ hênh của anh ta:

Đàn ông Tây lăng nhăng, ngoại tình hơn đàn ông Việt „cả trăm lần“. Họ rất thích sex, nên không chung tình mãi mãi với một phụ nữ như đàn ông Việt!

Thứ nhất, thích sex được là điều tốt. Một trong tứ khoái ấy của kiếp làm người ấy mà còn không thích nữa, chắc phải có vấn đề về sức khoẻ. Còn lòng chung thuỷ mãi mãi với một phụ nữ của đàn ông Việt thì cần xem lại. Bởi nếu đúng, thì nhiều loại hình dịch vụ „ôm“ ở Việt Nam phá sản lâu rồi. Cave về nhà đi cầy ruộng hết rồi. Các anh „kiều“ ở hải ngoại chắc sẽ chẳng nô nức kéo nhau về quậy vì khó mà tìm được „tay vịn“ như họ vẫn đã và đang làm từ trước đến nay. Ai bảo đàn ông Việt kém sex hơn Tây đến hàng trăm lần? Các loại cường dương đại bổ một người uống mấy người vui bán đầy thị trường chắc là quảng cáo bịp bợm.

Đàn ông Việt Nam ở Tây có người sống đến 20-25 năm mà vẫn không lấy gái Tây. Xin tác giả của câu nói này hãy tìm hiểu thuật ngữ „prekariát“ mà hiện nay nếu quí ông bản xứ nào vùng Đông Đức cũ hay cả bên Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan… bị gán cho thì sẽ ức như bò đá. Còn nếu chưa biết xin chờ các bài viết sau của David Nguyen nói chi tiết về vấn đề đó. Sơ qua thì thế này, nhiều đô thị miền đông nước Đức hiện nay tỉ lệ nữ nam là 70/100, thậm chí có nơi đã xuống tới 35/100. Phụ nữ đang hiếm hơn cả mì chính cánh ở Việt Nam thời bao cấp. Giai bản xứ đẹp ngời ngời còn ế chỏng gọng. Đàn ông con trai nói nhỏ với nhau, anh nào sang Tây mà chẳng muốn ít nhất một lần thử „ngoáy lọ mỡ“ xem sao cho biết, chứ thực sự trai Việt sống ở châu Âu 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa thì cơ hội tìm được một cô bản xứ tử tế hơi là chuyện „mission impossible“ nhiều tập. Cho tới khi bức tường Berlin sụp đổ, tuyệt đại đa số các anh kiều cũ đều „tự lực cánh sinh là chính“ mà thôi. Bao nhiêu thằng „xù“ từ Tiệp Khắc vẫn còn niềm đau chôn giấu chuyện ngày xưa nửa bên kia của mình bị kiều đi BMW đến bế em về mất từ trại tị nạn đấy thôi. Nếu không có sự kiện lịch sử tại châu Âu mà biểu tượng của nó là bức tường Berlin sụp đổ, chắc chắn đa phần các anh kiều thế hệ sau 1975 vẫn còn bơ vơ lẻ bóng trên đường đời đến tận bây giờ,với bắp tay còn to hơn lực sĩ thể hình Lê Đức. Nói cứ như „Con cáo và trùm nho“.

Cách đây chưa lâu, một lần ngồi nhâm nhi li cà phê chờ bạn trong nhà hàng Little Hà Nội ở Sapa, mình nghe lỏm mấy người trong công ty Open Call trò chuyện trước cuộc họp của họ. Có anh nào đó nói về triết lí sống mà một vị Hoà thượng đã giảng, đại loại rằng, hãy nên coi mỗi ngày mình đang được sống đây như ngày tận thế và hãy tận tâm hết mình với người thân, với bạn bè, với đồng loại. Và ngày mai cũng thế, để rồi cuộc đời là chuỗi ngày thân ái và nó sẽ đẹp lên bao nhiêu. Người viết bài này nay đã ở tuổi ngũ tuần và quá nửa thời gian ấy là sống ở châu Âu, với dân bản xứ. Chẳng muốn dậy khôn ai, nhưng chỉ mong hãy đối xử với đời sao cho độ lượng. Chẳng hiểu từ đâu mà người mình hay thích khẳng định chắc như đinh đóng cột, rằng là phụ nữ Tây không coi trọng hai chữ trinh tiết và sex là tự do và rằng đó là „văn hoá“ của họ. Sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở Việt Nam, người viết bài này không dám nói đã hiểu hết nền văn hoá bốn nghìn năm của chúng ta. Hơn một phần tư tế kỷ sống ở Séc, với người Séc, cũng chưa dám nói đã hiểu được nhiều văn hoá của người ta. Kiểu chụp mũ gái Tây bạ lúc nào và với ai cũng có thể tụt quần ra được là quá đỗi hồ đồ. Theo đạo Phật, thì nói vậy là phải tội. Đúng là dân châu Á, người Việt Nam coi trọng chữ „trinh tiết“ hơn người Âu nên mới có dịch vụ vá màng trinh cho đàn bà con gái, chứ mang nghề này sang câu Âu chắc chắn ế.

Mấy chục năm sống với người Séc, tôi xin khẳng định, rằng về chuẩn mực đạo đức, cách sống, đối nhân xử thế thì không hề có sự khác biệt Tây-Ta, mà chỉ có từng cá nhân cụ thể! Và nếu là nam nhi quân tử, thì ai đã quá lời nên có lời xin lỗi cô bé Quách Thu Trang.

David Nguyen, từ Cộng hoà Séc

Tác giả gửi trực tiếp cho NguoiViet.de


 

Trai Tây trai Ta - Kỳ 2: Phụ nữ Việt còn khờ dại - David Nguyen (CH Séc)
11.12.2011 15:53

(NguoiViet.de) “Đàn ông Việt đang thất thế, nhan sắc Việt đang chảy máu“, “Vì sao phụ nữ Việt thích lấy chồng Tây?“ hay “Ế chồng cũng không lấy đàn ông Việt“. Hàng loạt những “khẩu hiệu“ như vậy gần đây đang xuất hiện trên báo chí ở Việt Nam. Vì sao?

Nhiều cô gái hi vọng được
Nhiều cô gái hi vọng được "đổi đời" nhờ lấy chồng nước ngoài. Hình minh họa (Internet)

 

Ngày còn cắp sách tới trường, không nhớ mình đã đọc ở đâu lời khuyên nhủ: “Lấy chồng cho đáng tấm chồng, đừng để uổng một đời làm con gái“. Hơn ba chục năm rồi, lời khuyên ấy cứ theo đuổi mãi. 

Thú thực, là người viết bài này cũng chưa bao giờ được “cầm cổ tay“ phụ nữ Việt nào cho đến nơi đến chốn, nên cũng chẳng thể nào bình luận về nhan sắc Việt cho cặn kẽ. Nhưng nếu như chỉ nhìn bao quát về “địa vị thống trị“ của đa phần đấng mày râu xứ Việt, tôi vẫn cảm thấy phụ nữ Việt dại thế nào ấy. 

Còn nhớ một lần, cách đây đã hàng chục năm rồi, tình cờ ngồi trước màn hình VTV 4, khi thấy trong phim cảnh chị phụ nữ Việt Nam khóc lóc thở than vì bị chống bạc đãi, con bé tuổi teen thế hệ trẻ “chuối“ của gia đình người bạn hỏi câu xanh rờn: Cái cô ấy ngu nhỉ. Xinh thế, giỏi thế mà ông chồng quá đáng, sao không bỏ quách đi lấy người khác cho lão trắng mắt ra? Cháu nó còn quá nhỏ để có thể giải thích, mà thực tình cũng chẳng biết nên giải thích ra làm sao. 

Mấy năm sau, về thăm quê, gặp lại cô bạn học thưở nào, mà ngày trước từng được gọi là hoa khôi của trường, nếu là thời nay chắc cũng đi thi người đẹp. Không thấy mặt nhau thì thôi, mỗi lần gặp để ý hầu như luôn thấy, mà mấy thằng bạn học độc mồm độc miệng sau này cứ bảo “son phấn quá tay“. Những vết bầm tím luôn hiển hiện trên mặt bạn tôi. Chồng nó đánh. Khi nghe tôi đặt câu hỏi thẳng thừng trong lần họp lớp, sao không bỏ quách đi cho nhẹ đũng, nó nghẹn ngào nói với tôi, rằng mày ở Tây quen rồi, chứ Việt Nam thì phải cam chịu để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tôi gắt: “Mày làm đ... gì có hạnh phúc mà giữ gìn?“ Cả lũ bạn học cũ nhìn tôi ngỡ ngàng. 

Nếu chỉ xét về số liệu thống kê, thì chắc là người Việt Nam có cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn người Séc. Bởi mặc dù Việt Nam không hề có số liệu thống kê chính thức bao giờ, nhưng chắc chắn là sẽ thấp hơn con số tỉ lệ gần 50% các cặp vợ chồng li dị ở Cộng hoà Séc. 

Gia cảnh tôi cũng rất đỗi bình thường, nhưng cho tới tận thời điểm khi ngồi viết những dòng này, đã có với nhau ba mặt con, song nếu như nói theo cách của mấy anh chị văn sĩ, thì hương lửa vẫn mặn nồng. Với tôi, hạnh phúc đến cho mỗi người cũng tựa như cánh chim, như bông hoa của thiên nhiên. Khi còn ở bên ta, thì chăm sóc nâng niu với tất cả tấm lòng. Tôi biết ơn hạnh phúc mà mình đang có, cũng như vẫn ý thức được, là nó cũng hết sức mong manh, như chính cuộc đời con người vậy. Nên cần sống với nhau bằng cả tấm lòng. Nói đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có lẽ ai cũng biết, nhưng cái câu để đời của ông: “Sống ở đời phải có một tấm lòng“, thì không phải ai cũng nhớ. 

Cuộc sống gia đình, sao tránh khỏi những khi bất đồng, thậm chí căng thẳng. Nhưng chúng tôi luôn chiều chuộng, quan tâm đến nhau, chăm sóc các con, nên trong nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười... Chúng tôi mãn nguyện với hạnh phúc đơn sơ, bình dị của mình. Vậy mà cũng đã thấm thoắt gần chục năm rồi. 

* 

Người Việt thường hay nói, rằng bọn Tây nó nịnh đầm. Cho đến bây giờ, bạn đời của tôi luôn là phụ nữ khác mầu da. Bạn bè tôi đa phần cũng là người bản xứ, nhưng nói họ nịnh đầm thì hoàn toàn không đúng. Chỉ biết về người Séc, nên tôi cũng chỉ dám nói đến dân tộc này. Đúng là đại đa số đàn ông Séc có tính cách mà cánh mày râu Việt quá hiếm - đó là sự tôn trọng bạn đời. Không biết có bao nhiêu gã đàn ông Việt, biết cách hành động hoàn toàn tự nhiên, khi ví dụ, đến bên vợ khi họ đang bận rộn, nói một câu chân thành “Anh cảm ơn em“ hay đặt nhẹ nụ hôn lên má? Cử chỉ nịnh đầm ấy không thể diễn mà phải tự tấm lòng, và nó có sức nhiệm mầu còn hơn hẳn những xấp tiền ném thẳng vào mặt. 

Nhưng hỡi ôi, thời thế, thế thời giờ đây luôn thúc đẩy người Việt Nam vào những toan tính. Kể cả, hay chủ yếu cả trong chuyện trăm năm. 

Đời đã có bao vần thơ tuyệt tác, viết cho chuyện tình những đôi lứa yêu nhau. Mà đâu chỉ có thơ, mà nhạc, hoạ, văn chương, điện ảnh... cũng đều đề cập và có những tác phẩm bất tử về tình yêu... Nhưng ngay từ xa xưa, tiêu chuẩn mỹ miều “môn đăng hộ đối“ hay những phương trình trần trụi “nhà mặt phố, bố làm to“ thời nay của người Việt luôn đi ngược lại cái nguyên tắc mặc dù chưa đủ nhưng hết sức cần thiết cho hạnh phúc lứa đôi - Tình yêu. Khi đã toan tính dù nhỏ nhoi cũng đã là liều thuốc độc giết chết tình cảm rồi còn đâu. 

Xã hội Việt Nam mới chỉ vài năm qua đã đi những bước nhanh chóng trong vấn đề gia đình đa sắc tộc. Còn nhớ cách đây vài năm, người viết bài này đã từng bị một nữ đồng nghiệp khẳng định, hay nói trắng ra là cố tình xúc phạm, rằng cuộc đời của kẻ lấy vợ Tây là không có tương lai, là vô nghĩa. Nhưng tôi vẫn hài lòng với phương châm, một ngày hạnh phúc bằng cả thiên Thu. Nên Tây hay Ta đặt ra mới đúng là vô nghĩa. 

Trên các trang báo điện tử Việt Nam, bây giờ nói rất nhiều, phân tích bình luận về cuộc sống vợ chồng với người nước ngoài. Thậm chí, Vietnamnet hồi cuối tháng chín còn khẳng định, rằng đã trở nên một dòng văn hoá mới trong xã hội Việt Nam. Theo RFA, thì giờ đây phụ nữ Việt Nam, nhất là giới người mẫu, hoa hậu, nghệ sĩ nổi tiếng “đổ xô đi lấy chồng nước ngoài, hay nói cụ thể hơn là đàn ông phương Tây“. 

Ngay trong phần mở đầu, người viết bài này đã “cố tình xúc phạm“ phụ nữ Việt Nam, khi nhận xét rằng họ ngu dại thế nào. Vì sao ư? Vì ngu nên đến tận bây giờ, khi thế kỷ 21 đã đi qua cả một thập kỷ rồi mới biết để đổ xô đi lấy chồng ngoại. 

Cũng là một thằng đàn ông Việt, nhưng thực lòng phải chua xót thú nhận, rằng rất đông đàn ông Việt không xứng đáng với những người phụ nữ, với nhan sắc Việt Nam. 

Còn khi đã lấy vợ, đã theo chồng khác mầu da rồi, có được tận hưởng hạnh phúc hay không, thì còn phải trông chờ vào chính mình, vào định mệnh và cả những tấm lòng. 

(Tự sự của David Nguyen, CH Séc, một người Việt lấy vợ Tây) 

Tác giả gửi trực tiếp cho NguoiViet.de.


 

Trai Tây trai Ta - Kỳ 1: Việt Nam đang chảy máu sắc đẹp - David Nguyen (CH Séc)
10.12.2011 14:35

(NguoiViet.de) Lần đầu tiên đưa con về thăm quê nội ở Việt Nam, mụ bạn đời mắt xanh tóc vàng của tôi phán một câu xanh rờn: “Đàn ông Hà Nội tẻ nhạt!“

Ngày càng nhiều gái Việt lấy chồng Tây. Trong ảnh:
Ngày càng nhiều gái Việt lấy chồng Tây. Trong ảnh: "Chân dài" Phi Thanh Vân hạnh phúc bên người chồng Tây (Nguồn: Internet)

 

Để phân tích, mụ đưa ra hàng loạt dẫn chứng, mà theo đó thì cái khuôn mẫu điển hình nhất của một quí ông Việt Nam thường là quần simili, áo sơ mi pô-pơ-lin pha ni-lông cắm thùng, thắt lưng gài điện thoại di động, tóc chải gôm bóng loáng và đại đa số là ruộm hấp đen nhánh. Vào thời điểm hiện nay, chí ít thì chín mươi phần trăm các quí ông vẫn cứ trung thành với kiểu trang phục ấy. Lắm khi ra đường trông cứ như đồng phục...

Cách đây mấy năm, có “sự kiện“ làm cộng đồng người Việt ở Séc “nhẩy dựng“ cả lên, khi ba cô gái thế hệ “chuối“ đăng đàn, viết blog trên báo Séc “vạch áo cho người xem lưng“. Trên báo chí cộng đồng dạo đó, thậm chí đã có ý kiến lôi cả bậc sinh thành của các cô ra để chỉ trích vì không biết dậy con. Chỉ vì họ dám “nói huỵch toẹt“ ra suy nghĩ của mình về người Việt Nam.

Còn nhớ, có một cô than thở, là nếu như bố mẹ bắt cô chỉ được lấy chồng Việt, thì không biết sẽ lấy ai. Cô đưa ra ví dụ về trường hợp một lần có người trai đồng hương lạ muốn làm quen, mà theo sự miêu tả của cô, thì hình hài trông cứ như vừa bước ra từ cuốn tạp chí giành cho những chàng đồng tính nào đó và kèm theo cái giọng nói “vắt được ra nước“. Vào đúng thời điểm ấy, người viết bài này cũng đang ở Hà Nội, nên có dịp quan sát các chàng trai thủ đô. Thú thực, là cô bé miêu tả “hơi bị trúng“. Nhiều lúc chiêm ngưỡng các trai tráng thủ đô, hơi hơi tựa tựa như các trang nam nhi minh tinh màn bạc Hàn quốc xinh như mộng, chỉ có điều bản sao ở Việt Nam hơi bị thu nhỏ (về thể hình). Miệng ngậm lệch điếu thuốc, oằn mình lướt trên cỗ bình bịch tay ga, cứ thấy cái phong thái đực rựa chạy đi đâu mất. Lại nhớ đến chuyện ngày xưa đi học, con bạn cùng lớp tuyên bố chắc nịch, rằng đến lúc lấy chồng sẽ chỉ tìm thằng nào đủ tiêu chuẩn “to, cao, đen, hôi“. Nếu vào thời buổi bây giờ, chắc nó ế...

Đấy là nói về chuyện hình thức, mà với người Việt Nam thì cũng tương đối dễ thay đổi, chỉ cần khi nào dàn minh tinh màn bạc, ca sĩ Hà quốc, Đài Loan...xuất hiện với bộ dạng khác là xong ngay, đi theo ngay (trong lĩnh vực này thì tư duy “đi tắt đón đầu“ của ta chưa phát huy được). Còn thói quen, tập quán gia trưởng của các quí ông nước Việt thì không biết đến bao giờ mới thay đổi.

Đúng là, người viết bài này không có ý định thêm thắt về vấn đề Việt Nam đang chảy máu sắc đẹp. Thế nhưng, cho tới nay nhiều người vẫn chụp mũ cho chị em, cáo buộc họ đổ xô đi lấy chồng Tây chỉ vì “hàng khủng“, chỉ vì tiền. Cái kiểu nguỵ biện đầy tội nghiệp. Nên nhớ rằng, theo nhiều số liệu khảo sát thống kê, thì đàn ông Séc có kích cỡ cậu nhỏ trung bình dài 15 cm. Bình thường như tất cả mọi người. Dân Việt sang bên này từ hồi còn thời “lờ đờ“ chắc biết điều đó rõ hơn vì làm cùng xưởng, đi tắm khi tan ca với dân da trắng. Cách đây đã lâu, theo số liệu thống kê của một hãng quốc tế chuyên sản xuất bao cao su, thì đàn ông Hàn quốc kém cạnh nhất thế giới, khi chỉ số trung bình chỉ chưa đầy 8 cm. Chẳng hiểu vì lẽ gì mà chị em mình vẫn cứ sẵn sàng ngồi xếp hàng chờ các quí ông xứ Hàn chọn lựa. Chắc chắn là không phải vì hàng khủng. Vì tiền ư? Lấy đâu ra. Mấy gã đã phải lặn lội sang xứ mình tìm vợ chỉ là vì ở quê nhà bị ế chỏng chơ chủ yếu vì nghèo. Phụ nữ Việt lấy chồng Tây, tuyệt đại đa số vẫn phải cầy hùng hục. Chuyện đó người ta biết cả, sao mà chị em vẫn “dại dột“ mà “đâm đầu“ vào. Nguyên nhân chắc chắn phải nằm ở chỗ khác kia.

Vợ chồng Hồng Nhung - Kevin trong tổ ấm nhiều hoa lan. Ảnh: Loan BB.

Sao chị em vẫn “dại dột“ mà “đâm đầu“ vào? Trong ảnh: Vợ chồng ca sĩ Hồng Nhung - Kevin trong tổ ấm nhiều hoa Lan. Ảnh: Loan BB.

Cháu gái đứa bạn tôi lấy thằng chồng người Italia, trông phong độ như Maradona, nhưng con bé nói trắng phớ, rằng cậu người yêu nó hồi còn là sinh viên đại học, dáng nhỏ thó những sở hữu hàng còn khủng hơn gã chồng Tây. Thế nhưng ông chồng của nó bây giờ cực kỳ tâm lí, chăm sóc vợ con thì thôi rồi.

Mấy lần về Hà Nội, lang thang tại Việt Nam “hơi bị lâu“, bà xã tôi thấy lạ, là hầu như không bao giờ gặp các cặp nam nữ nắm tay nhau khi đi bộ. Duy nhất chỉ một lần, mụ nói như reo, là nhìn thấy cụ ông cụ bà dắt tay nhau dạo quanh hồ Thiền Quang. Tình cảm đôi lứa được củng cố bồi đắp kể từ những chi tiết tưởng chừng đơn giản ấy. Một khảo sát ở Vương quốc Anh khẳng định, rằng phụ nữ mãn nguyện và tự hào thích thú hơn cả khi được tặng món trang sức rất nhiều, nếu nhận được một nụ hôn tình tứ của người tình, của bạn đời giữa thanh thiên bạch nhật, ở chốn đông người. Họ tự hào, bởi đó là bằng chứng rằng họ đang được yêu, được người khác quan tâm tới. Điều mà đâu phải bất cứ ai cũng có được.

Vòng vo tam quốc như vậy, người viết bài này chỉ muốn bênh vực chị em bỏ Ta lấy Tây, chỉ vì những cái mà đàn ông Việt Nam không có. Quí ông Việt thừa gia trưởng nhưng nếu nói quá lời thì là hơi bị thiếu văn hoá làm chồng. Dẫn chứng thì nhiều, nhiều lắm. Chỉ xin đơn cử thế này: Quán nhậu ở Việt Nam nhiều thôi rồi. Và đó chủ yếu chỉ là nơi quần tụ của các nam nhi, nhất là tửu quán bình dân. Trong khi vợ chiều chiều ra tựa cửa vọng phu, thì các quí ông mỗi chiều lại rủ nhau vào quán nhậu. Nhậu hả hê như tằm ăn rỗi. Đến lúc “tây tây“ mới ngất ngưởng về nhà - đấy là nói tới những quí ông hiền lành, không nghe bạn bè rủ rê từ Hà Nội sang tận Bắc Ninh, thuê chị em xứ Kinh Bắc cởi trần hát quan họ - vật vợ ra “giải quyết“. Trời ơi, cái mùi hương nồng nàn của lẩu dê, dồi chó... lẫn với bia cỏ chắc ai cũng biết nó “toát lên“ như thế nào. Cùng cánh bạn nhậu với nhau thì không sao, chứ lúc ấy mà bắt vợ bốn mắt nhìn nhau đắm đuối thì quả là cực hình. Đã có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam mặc dù không nhậu nhẹt bí tỉ vẫn “cho chó ăn chè“ như thường sau giây phút “gần gũi“ ấy. Vào cái hoàn cảnh như thế, thì có hàng khủng đến mấy cũng vô nghĩa. Kể cả có được hỗ trợ bằng đủ thứ rượu tây ta ngâm tẩm với vô vàn thứ giời ơi đất hỡi. Gã nhà văn Nguyễn Văn Thọ bạn tôi, để nhân vật chính trong tiểu thuyết “Quyên“ vừa đoạt giải nhì của Hội nhà văn Việt Nam, cho tên đồng hương chọc thỏi sắt nguội từ dưới lên trên đến tận óc. Có ai ngẫm nghĩ tới điều, bao nhiêu là Quyên khác của Việt Nam đang ngày ngày hầu như phải chịu chung cảnh ngộ, mặc dù kẻ bạo dâm ấy chính là chồng mình?

Chị em bỏ Ta lấy Tây, chỉ vì những cái mà đàn ông Việt Nam không có

Có lẽ chỉ bấy nhiêu đó thôi, để dẫn chứng rằng, xin hãy nhìn lại mình và học cách, mà ta thường hay gọi rất miệt thị là “nịnh đầm“ như Tây, nếu không muốn vấn nạn Việt Nam chảy máu sắc đẹp ngày càng trở nên trầm trọng.

Cuối cùng, lại còn có cả ý kiến thì cho rằng, đã thấy ai ở Séc lấy Tây mà hạnh phúc chưa? Rõ khổ, tại cái nước Cộng hoà Séc này, nơi mà có tới một nửa các cặp vợ chồng dắt nhau ra toà li dị, thì với cặp hôn nhân khác chủng tộc còn nhạy cảm hơn rất nhiều. Hơn nữa, đại đa số các “mối tình“ dị chủng ấy, khi người ta - mà chủ yếu là phía “mình“ - đến với hôn nhân bằng cái đầu suy tính lạnh lùng, chỉ nhằm chính là hướng đến cửa phòng cảnh sát ngoại kiều, thì cái kết cục tình nghĩa vợ chồng tan vỡ vì không có hạnh phúc là lẽ đương nhiên. Khi đã tính toán như con buôn ấy thì cuỗm được cái “tờ rờ va lý“ (vĩnh trú) đã là lãi chán rồi còn gì.

(còn nữa)

David Nguyen, biên tập viên tin Séc Việt (CH Séc)

Tác giả gửi trực tiếp cho NguoiViet.de

 

 

Đề nghị ghi rõ nguồn CongDong.Cz và để link sau : http://congdong.cz/home/39004/banh-chung-lan-phan-chuot-va-su-no-ro-hoi-doan.htm#ixzz1m0500Lhu
khi bạn copy lại bài viết này. Xin cảm ơn!

Bánh chưng lẫn phân chuột và sự nở rộ hội đoàn

Trước Tết Nguyên đán năm ngoái thì giò chả gặp vấn đề và năm nay thì bánh chưng bị cáo buộc „lẫn cứt chuột“. Người lấy công làm lãi thì mất trắng tài sản còn cả cộng đồng và nhất là ẩm thực Việt thì bị tai tiếng.banh chung Bánh chưng lẫn phân chuột và sự nở rộ hội đoàn

Đặt tay lên ngực tự thú nhận với nhau, thì thực sự vấn đề vệ sinh thực phẩm không phải là „thế mạnh“ của người Việt nói chung. Nhưng nếu ai đọc phần phản hồi của độc giả dưới các bài viết trên truyền thông Séc chắc sẽ phải mủi lòng vì thực tế đã bị truyền thông và các cơ quan chức năng nước sở tại bóp méo quá nhiều.

Cộng hoà Séc là quốc gia dân chủ pháp quyền. Các tổ chức công dân mọc lên như nấm sau mưa bởi đó là quyền lợi cơ bản của Hiến chương nhân quyền và tự do.

Đã quá nhiều lần cộng đồng người Việt tại Séc và nhất là các cơ quan chức năng, tổ chức đại diện vẫn luôn „tuân thủ sách lược“ im lặng là vàng và thỉnh thoảng để cho „táta Vietnamců“ đứng ra „nghênh chiến“.  Thường thì sách lược tiểu sảo chịu đấm ăn xôi này có tác dụng nhất định, nhưng nếu cứ lạm dụng nó chắc sẽ lợi bất cập hại.

Với vụ việc mới nhất này, khi trong khuôn khổ chiến dịch kiểm tra cư trú của người nước ngoài, cảnh sát ngoại kiều Séc đã tình cờ phát hiện thấy một cơ sở sản xuất thực phẩm „phi pháp“ và lập tức các cơ quan chức năng về thực phẩm và cả truyền thông đại chúng được mời tới để đưa „tin nóng“ ăn khách. Và người ta đã lại thành công, khi đơn cử chỉ trong các mục phản hồi tin đại đa số là những ý kiến chỉ trích mà nhiều quan điểm không tiếc lời thoái mạ cả cộng đồng người Việt và văn hoá ẩm thực của chúng ta. Im lặng trong trường hợp này không còn là sự đồng ý nữa, mà còn có thể coi như tự sát.

Với cộng đồng hơn năm chục nghìn người mà nếu tính sơ cũng phải tới hàng nghìn vị là các loại chủ tịch, phó chủ tịch, v.v. và v.v…của đủ thứ hội đoàn; cũng thường tự hào hãnh diện là thông minh hiếu học, nghiã là đủ hay thừa năng lực lí trí và tri thức, vậy mà tại sao không hề ai có một  kiến phản hồi chính thức? Cách đây chưa lâu, có một ngài chủ tịch của một hội từ Séc về Việt Nam, sau bữa tiệc chiêu đãi hoành tráng tại một thành phố ở miền Nam đã tuyên bố xanh rờn, là sẽ nỗ lực quảng bá hình ảnh của thành phố ấy cho dư luận xã hội Cộng hoà Séc. Và những kiểu „nổ“ như vậy thiên hạ nghe quá nhiều rồi, mà sao những lúc cần kíp như thế này lại cứ „im lặng là vàng“? Sao không dùng cây gập đánh golf mà vụt vào mồm những kẻ tuyên truyền vô căn cứ với ác ý bôi nhọ?

Xem kỹ các đoạn phóng sự và phát ngôn của các cơ quan chức năng CH Séc về hàng tấn thực phẩm được bao quản, chế biến trong điều kiện vệ sinh tồi tệ và bị nhiễm bẩn cứt chuột, thấy rõ có rất nhiều kẽ hở mà bất kỳ một luật sư bình thường nào, với món tiền công chỉ bằng trị giá một hai cây gậy đánh golf là có thể vạch trần bản chất và buộc những kẻ điêu toa phải nói đúng sự thật.

Ban thờ của mọi gia đình Việt Nam nào trong những ngày tất niên đều phải có chiếc bánh chưng, vậy mà giờ đây hàng tấn đặc sản dân tộc ấy bị tịch thu và chắc là sẽ bị tiêu huỷ chỉ vì theo quan điểm của người ngoài cuộc là nó „mất vệ sinh“. Theo tuyên bố của người phát ngôn cảnh sát Praha, thì vì đây là loại thực phẩm không bán ra thị trường nên không yêu cầu giám định chất lượng xem có nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng hay không. Hải quan Séc đã từng phát hiện và tịch thu hàng triệu Mỹ kim „âm phủ“ vì nghi là tiền giả, mặc dù trên nhiều tờ tiền đã được in rõ hàng chữ Ngân hàng địa phủ. Chỉ cần một văn bản phản hồi chính thức của bất kỳ cơ quan hay hội đoàn có đủ tư cách pháp lí nào với những giải thích về phong tục tập quán, tín ngưỡng thuyết phục, thì sự thể đã không đến nỗi ầm ĩ như thế.

Cụ thể trong cái „vụ bánh chưng“ này, chỉ cần một hội đồng hương nào đó hay vài cá nhân, công ty tư nhân chẳng hạn, gửi công văn tới cơ quan chức năng của Séc, khẳng định đây là món ăn đặt làm cho các thành viên vào dịp Tết Nguyên đán, thì cái cáo buộc „sản xuất bất hợp pháp“ mất giá trị pháp lí. Qui kết thực phẩm lẫn phân chuột với chứng cứ là chiếc bánh chưng được cắt đôi với những chấm đen bên trong chắc không cần phải tranh luận thêm nữa, chỉ cần yêu cầu họ nếm xem những hòn cứt chuột ấy mùi vị nó ra sao. Rằng thực phẩm (mà đây là bánh chưng) được bảo quản trong điều kiện không bảo đảm, mà theo như báo điện tử iDnes.cz dẫn lời các nhân viên công quyền, là „ để ngoài hành lang, trong các sọt nhựa chứ không được để trong tủ lạnh trong tủ lạnh“, thì quá dễ giải thích. Còn xung quanh các bếp đun nhem nhuốc, thì mặc dù điều này chưa bao giờ là „thế mạnh“ của phong cách ẩm thực Việt, nhưng thử hỏi có phải tất cả mọi nhà bếp, tiệm ăn, khách sạn nào ở Séc cũng được như các phòng giải phẫu trong bệnh viện đâu. Cả chi tiết này cũng đã được nhiều ý kiến phản hồi của các độc giả báo Séc đưa ra.

Bốn người Việt Nam bị bắt giữ. Một người không có giấy phép cư trú hợp pháp, đó là lỗi của anh ta, còn ba người kia thì sao? Bị giữ vì tội gì? Có tổ chức hội đoàn nào đặt ra câu hỏi đại loại như vậy để tìm biện pháp giúp đỡ không?

Nghe đâu nhiều hội đồng hương khoe có ngân quĩ tới vài triệu korun. Thay vì phông màn cờ hoa trong các lần tụ họp, thì chỉ cần một „cái vẩy“ của chi phí ấy đã có thể thuê được những văn phòng luật sư tiếng tăm đứng lên đại diện làm ra ngô ra khoa những chuyện tương tự.

Hội đoàn có được là quí, nhưng để thể hiện tính thiết thực có lẽ là những lúc như thế này đây!

David Nguyen


 

Ước mơ viển vông của tư duy tù hãm

Cập nhật lúc 29-04-2011 23:18:23 (GMT+1)

Xe tăng tiến vào dinh Độc lập

 

“Mai mẹ mua thịt về cho các con ăn,“ lời hứa của mẹ vào cái ngày này cách đây 36 năm vẫn còn im đậm trong trí nhớ của tôi. Buổi chiều ngày 30.4.1975 ấy, tiếng đài phát thanh sang sảng hân hoan vọng qua từ những nhà hàng xóm, báo tin Sài Gòn đã được giải phóng, cả nước đã được thống nhất, làm cho cả đứa trẻ là tôi cũng rạo rực. Đổi đời rồi, hết khổ rồi! Mẹ tin thế và hứa ngày mai sẽ đi chợ mua thịt về cho các con. Và mẹ đã giữ đúng lời hứa. Anh em tôi đã được bữa ăn có thịt sau bao ngày thèm khát.


Với niềm tin sắt đá, người ta từng tin, rằng chỉ một vài năm sau khi Mỹ cút nguỵ nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đời sống của nhân dân nước Việt sẽ ngang bằng với thiên đường Liên Xô. Tôi cũng tin và ước ao mình sớm được như thế.

Nhưng ai đâu ngờ, gia cảnh khó khăn trong ngôi nhà nhỏ với mẹ goá con côi của mấy mẹ con tôi từ đấy mới là những chuỗi ngày thực sự lầm than. Đồng lương công nhân còm cõi của mẹ không đủ nuôi anh em tôi ở cái độ đang tuổi ăn tuổi lớn. Mẹ đã làm tất cả, thậm chí phải mang ra chợi giời bán tới những chiếc áo sơ mi kiểu Hồng Công được bố mua tặng hồi mẹ còn con gái, để có thêm tiền mua gạo ngoài cho anh em tôi. Mẹ phải ăn cắp cả những búi sợi rối trong nhà máy để về tết lại thành bấc bếp dầu mang bán cho cái hàng tạp hoá đầu phố Huế. Rồi mẹ bị bắt quả tang ăn cắp của công, khi bảo vệ khám thấy dưới đáy cặp lồng mang cơm của mẹ có nắm sợi ấy. Chuyện mẹ ăn cắp được thông báo tới cả ban giám hiệu cái trường tôi đang học. Cái đầu non nớt của tôi hận mẹ vô cùng. Xấu hổ lắm!

Một góc của phố cổ Hà Nội năm nào...

Bạn học có đứa khinh bỉ, nhưng nhiều người khác đến khi ấy mới biết hoàn cảnh kham khổ của mẹ con tôi nên âm thầm giúp đỡ. Cô bạn thân tên Hương, con nhà giầu, thậm chí được bố mẹ đồng ý cho tôi mượn chiếc xe đạp Phượng Hoàng đen bóng cả tuần để đi tập quân sự hay đi lao động xã hội chủ nghĩa, vì từ nhà ở chợ Mơ lên tận trên Bưởi kia mà, xa lắm. Nếu nói để so sánh, thì ví dụ cũng như bây giờ có gã người rơm đang ngày ngày lang thang xin việc làm thuê ở chợ Sapa, bỗng nhiên một ngày chễm chệ điều khiển một con Audi Q7 bóng lộn chẳng hạn.

Tuổi dậy thì của anh em tôi ảm đảm trôi trong những tháng ngày đói ăn khát uống. Của gia đình nhưng cũng hầu như của cả đất nước. Hơn ba chục năm qua rồi, nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn chẳng dám cam lòng đổ đi một chút cơm nguội thừa. Tiếc lắm…

*

Chuyến bay của hãng hàng không Koean Air hạ cánh xuống phi trường quốc tế Ruzyně vào buổi chiều tối một ngày đầu hè năm 2010. Vợ chồng con cái chúng tôi rời Hà Nội đúng vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tay sách nách mang, chúng tôi là những hành khách cuối cùng rời khỏi khoang máy bay. Cửa nhập cảnh của người không thuộc Liên minh châu Âu xếp hàng rồng rắn. Cửa bên cạnh giành riêng cho công dân EU vắng ngắt. Chúng tôi tự tin bước tới chìa ra những quyển hộ chiếu bìa nâu. Nhân viên cảnh sát biên phòng mỉm cười “Ahoj“ với con Cún, cô con gái rượu của vợ chồng tôi. Tôi nhắc bé bằng tiếng Việt: “Cún chào chú đi!“. “ Dobrý den,“ Cún khoanh tay lí nhí chào lại người cảnh sát biên phòng Séc.

“Tereza đi đâu về thế?“ người cảnh sát hỏi bé. “Cháu về Việt Nam thăm bà,“ Cún hớn hở khoe. “Thế có thích không?" “Có thích, nhưng mà nhớ nhà,“ Cún kể. “Vítej doma, Terezku!“ người cảnh sát Séc nói và làm cử chỉ mời chúng tôi đi qua.

Vítej doma! Tôi trở về quê hương mới của mình.

35 năm đã trôi qua kể từ ngày quê hương thống nhất, Bắc Nam xum họp một nhà, nhưng bao người dân nước Việt trong đó có tôi vẫn phải lang bạt, lấy xứ sở xa lạ làm quê hương…

*

Ngay sau ngày miền Nam giải phóng, một anh hàng xóm đi bộ đội khi phục viên manh sang cho gói quà, trong đó có gói mì ăn liền hiệu “Năm con tôm“ do bọn tư bản ở miền Nam sản xuất. Vỏ nilon chói đỏ, hình con tôm vàng ươm trông quá đỗi ngon lành.  Gói mì đã ăn hết ngay lập tức, nhưng cái vỏ tôi vẫn giữ lại kẹp trong cuốn sổ làm kỷ niệm vì nó đẹp quá. Hơn ba chục năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, giờ đây chúng ta đã tự lực cánh sinh làm ra được rất nhiều loại mì ăn liền ngon như thế, và còn được quảng cáo là sử dụng công nghệ của Nhật Bản.

Ba chục năm, thời gian đủ để một đứa trẻ chào đời, trưởng thành, xây dựng gia đình và có con có cái. Từ một đứa trẻ ngây thơ khờ dại đã có thể lớn lên thành một người thông thái…Và sau hơn ba chục năm ấy nhìn lại, chúng ta đã làm được những gì nhỉ? 

*

Sau hơn nửa năm trời sống tại Việt Nam, vợ tôi, một phụ nữ Âu nặng lòng với nước Việt và dù vẫn còn vô cùng thiện cảm với người Việt, cũng đành nhận xét: Việt Nam là đất nước không bình thường, người dân Việt Nam có cuộc sống không bình thường và không thể có một cuộc sống bình thường tại Việt Nam.

Cuộc sống không thể gọi là bình thường trong một xã hội văn minh đã đi hết một thập kỷ của thế kỷ 21, khi trẻ nhỏ phải tranh giành chỗ trong nhà trẻ, học trò phải tranh giành chỗ trong trường học và khi nhắm mắt xuôi tay lại phải tranh giành một nhúm đất làm nơi yên nghỉ cuối cùng.

Không thể là chuyện bình thường, khi một ông quan cảnh sát nắm trong tay bao tinh binh có trách nhiệm gìn giữ an ninh cho nhân dân, lại đi vênh vang khen ngợi trao giải thưởng cho những gã dân đen mù quáng tay không xả thân bắt cướp. Không thể là chuyện bình thường, khi ngày ngày trên đường phố, những chiếc xe chở đầy cảnh sát với dân phòng đi lừ lừ lăn bánh đi nhắc nhở dân chúng việc chấp hành luật lệ bằng những cái loa phóng thanh, dân phố tôi gọi là gánh xiếc di động.

Cảnh sát cơ động bảo vệ ....

Không thấy ở đô thị của xứ sở văn minh nào trên thế giới đông người mặc quân phục trên đường phố như ở Hà Nội. Thế nhưng mọi sai phạm hay có sự việc gì xảy ra là nhân viên công quyền đã biết và có mặt giải quyết ngay lập tức. Rất đơn giản, vì họ đã được nhân dân cấp báo. Công tác bảo vệ trật tự trị an  của họ được dựa trên nền tảng tai mắt của nhân dân, “do dân và vì dân“.

Đơn cử chỉ mỗi cái chuyện giữ đường thông hè thoáng mà các cơ quan chức năng của Hà Nội cứ bắt cóc bỏ đĩa bao năm rồi vẫn chưa ổn. Tại châu Âu này, chỉ cần ai đó ví dụ đậu xe không đúng chỗ, thì mấy phút sau đã thấy cảnh sát xuất hiện vì có người gọi điện báo, chứ làm gì có những gánh xiếc rong cứ ngày ngày đi dạo để nhắc nhở như ở ta, mà nào có ai thèm nghe. Xe cảnh sát đi khỏi là lại đâu vào đấy. Đơn giản là ví dụ như cái chuyện dẹp vỉa hè bị lấn mà còn chưa biết cách giải quyết thì mong hòng gì làm điều to tát, trong khi chỉ cần dựa vào dân là ổn.

Nghị sĩ đảng Cộng sản Séc và Morava Zuzka Bebarová – Rujbrová hồi tháng 2 lên án chính phủ Séc can tội “cưỡng hiếp“ Hiến pháp. Hôm 26.4, nghị sĩ Cộng sản Grebeníček khẳng định hùng hồn trước toàn thể Quốc hội, rằng chính phủ Séc hiện nay là đống nhơ bẩn cần phải loại bỏ. Nhưng chính phủ Séc vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, bởi nó được sự ủng hộ của quá bán trong Quốc hội.

Tại Việt Nam, gã Cù Huy Hà Vũ dấm dớ vừa í ới vài lời “tâm huyết“ đóng góp với chế độ là lập tức lĩnh án 7 năm tù. Chẳng biết nếu liệu lão Hà Vũ có dại miệng ăn nói như mấy đồng chí đảng viên Cộng sản Séc thì hình phạt sẽ ra sao. Vợ chồng còn có lúc cãi nhau, Hoa Hậu Thế giới còn bị có kẻ chê xấu. Chuyện phê phán chỉ trích là quá đỗi bình thường của nhân loại. Sao mà ở ta lại chịu hậu quả kinh hoàng thế nhỉ. Thật là bất thường!

36 năm qua, nhân loại đã làm nên bao kỳ tích, còn Việt Nam vẫn cứ tiếp tục đắp đập be bờ cho những ước mơ, rằng đến một ngày nào đó sẽ được sống bình thường như thiên hạ…Cho đến bao giờ, những tư duy u tối còn ngự trị, thì tương lai tươi sáng cho người Việt vẫn chỉ nằm trong những câu khẩu hiệu treo trên cành cây, bởi khi những điều mà nhân loại coi là bình thường, kể từ từng câu phát ngôn, mà ở đất mình lại bị cho là mối đe doạ, thì đến bao giờ mới dám làm việc lớn.

Thế nhưng nói xuôi thì vậy, còn nếu nói ngược lại, mấy người dân Việt dám tin cảnh sát mà gọi, mà gọi gọi thì chắc gì đã có ma nào đoái hoài. Cho nên tương lai vẫn chỉ là cái vòng luẩn quẩn.

 

David Nguyen

Nhìn về hướng Mặt trời mọc

Cập nhật lúc 18-03-2011 16:39:43 (GMT+1)



 

Trong nhiều ngày qua, thế giới không lúc nào ngơi nói về những gì đang xảy ra ở Nhật Bản, xứ sở được họ tự hào nhận là nơi Mặt trời mọc. Hãy cùng nhau nhìn về phía ấy!

Theo chủ tịch Hiệp hội các văn phòng và hãng du lịch Séc Tomio Okamura, thì dân Séc nên xem tấm gương của người Nhật. Buổi tối ngày 16.3.2011, người đàn ông mang trong mình hai dòng máu Nhật- Séc này đã có cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp với khán giả truyền hình Séc trong chương trình HydePark phát trên kênh ČT 24. Phần trả lời phỏng vấn hay nói đúng hơn là trò chuyện của anh đã nhận được thiện cảm của hơn 94% khán giả theo dõi chương trình này, một tỉ lệ tích cực có thể nói là chưa ai từng đạt được. Nhiều bình luận ngay trong ngày hôm sau trên các trang điện tử Séc đã tỏ thái độ ngưỡng mộ chân thành người dân, đất nước Nhật Bản và các nhân Tomio Okamura. Bởi khi nói đến những phẩm chất đẹp của quê hương cha, thì Tomio Okamura lại luôn nhắc nhớ người dân Séc, quê hương của mẹ anh, hãy tự hào về quê hương đất nước, về cội nguồn dân tộc Séc của mình.

Tomio Okamura tại Praha. Svornost.com 

 Tomio Okamura kể, rằng sau khi thảm hoạ xảy ra ở nước Nhật, trên đường phố Praha có người Séc nhận ra anh đã chạy lại dúi vào tay 500 korun để ủng hộ nhân dân Nhật. Thế nhưng, nước Nhật không cần những sự giúp đỡ đầy hảo tâm như vậy. Anh giải thích lí do vì sao Nhật Bản khi đề nghị cộng đồng quốc tế giúp đỡ, chỉ đặt vấn đề với các tổ chức quốc tế lớn. Nghĩa là chỉ cần những gì thực sự cấp thiết.

 Tomio Okamura chủ yếu nói đến những khác biệt khi nhìn cuộc sống giữa người Nhật với người Séc. Chính vì những thảm hoạ động đất mà nước Nhật phải đương đầu nhiều lần mỗi năm đã làm cho người dân Nhật trân trọng cuộc sống hơn. Với người Nhật, sự sống có giá trị cao nhất. “Thiên nhiên ở đó luôn chứng tỏ, rằng nó là mạnh trên hết, và con người tôn trọng cuộc sống hơn,“ Tomio Okamura nhấn mạnh và giải thích, rằng người Nhật rất dễ xúc động khi nhìn thấy nỗi bất hạnh, chết chóc của đồng loại, họ lập tức nhỏ lệ khi nhìn thấy cảnh điêu tàn vì chiến tranh, vì thiên tai ở khắp mọi nơi trên thế giới.

 Lửa thử vàng và thiên nhiên thử phẩm chất người Nhật

Nước Nhật đang trải qua thời điểm đau thương nhất trong lịch sử hiện đại kể từ sau thế chiến thứ hai. Cùng lúc giáng lên đầu người dân và đất nước này bao tai ương thảm hoạ.

 Người Nhật không hoảng loạn, sợ hãi. Họ kiên nhẫn. Dòng người di tản khỏi toà nhà hai chục tầng nghiêng ngả trong trật tự. Với nhịp độ để cả những người già yếu theo kịp. Nâng đỡ lẫn nhau. Theo một nguyên tắc chung không hề có văn bản: Tất cả mọi người khác rồi đến lượt tôi. Truyền thông đại chúng thế giới lan truyền câu nói của một bà cụ bình dị tên là Hiroko Jamasita mà Vietinfo.eu cũng đã trích dẫn trong bài Phẩm chất người Nhật, khi được nhân viên cứu hộ tìm thấy: “Xin hãy tha lỗi cho tôi, là đã làm phiền mọi người. Nếu quanh đây có ai cần giúp đỡ nhiều hơn tôi, thì tôi xin chờ.“

 Người Séc có câu, cái gì không tiêu diệt bạn, sẽ làm bạn mạnh lên. Người Việt có câu, lửa thử vàng gian nan thử sức. Với người Nhật, thực tế đã cho thấy điều này hoàn toàn đúng. Nhưng thiên hạ cần phải ghi nhớ: Người Nhật không ăn cắp, không hôi của, không cướp bóc, không bắn lẫn nhau. Mà trái lại tương trợ giúp đỡ nhau.

 Năm 2005, cơn bão Katrina tàn phá New Orleans, địa danh nằm ở đất nước thuộc hàng văn minh nhất, tiến bộ nhất thế giới. Người ta chắc chưa thể quên những gì đã xảy ra. Cảnh hỗn loạn, cướp bóc, hãm hiếp, súng nổ trên đường phố. Quân đội được điều động tới vùng bị thiên tai, không phải chủ yếu để cứu người, mà là để bắn người, những kẻ làm loạn.

“Một phần tư dòng máu Nhật trong tôi khóc trước nỗi bất hạnh của đồng bào. Một phần tư dòng máu Nhật trong tôi tự hào, rằng dân tộc đau khổ đương đầu dũng cảm với bi thương. Một nửa dòng máu Morava trong tôi hoảng sợ trước hình dung, là chúng ta, những người Séc, Morava, Slezan, Digan, là dân tộc trên mảnh đất Séc liệu có thể vững vàng trước thảm hoạ tương tự,“ Tomio Okamura nói.

Gian khổ, luôn bị thiên nhiên đe doạ đã dậy cho người Nhật biết tự chăm lo đến bản thân và người gần gũi. Người châu Âu sáu chục năm qua đã không còn nhớ đến điều đó. “Cái chính là chăm sóc cho bản thân, kiểm tra và hoàn thiện chính mình. Tự lập, tự cường và tự chủ, và điều đó nghĩa là không yêu cầu người khác để họ cho mình, cái gì mà mình có thể và nên làm cho bản thân.“ Câu này không phải do một người Nhật nào nói ra. Mà đã từng được Tomáš Baťa, một người đàn ông gốc Morava thành đạt trên thế giới viết từ đầu thế kỷ trước.

 Điều quan trọng nhất mà các sứ giả Nhật muốn nói với nhân loại là sự thật hiển nhiên trong cuộc sống thường nhật, trong hoà bình và cả trong cơn bĩ cực: Cái giá của chúng ta không phải là chỗ chúng ta có gì, mà là ở chỗ làm được gì cho người khác!.


Và sự thật về phẩm chất của người Việt Nam

Người tổng hợp và biên dịch những phần tin này từ báo chí Séc,  năm ngoái đã có khoảng thời gian dài tạm trú ở Việt Nam. Và thường được nghe, được thấy những so sánh về những sự trùng hợp của thiên nhiên, con người, tập quán hay tôn giáo...giữa Nhật Bản và Việt Nam. Để hầu như cuối cùng đều dẫn đến một kết luận, một sự ám chỉ hay ao ước, rằng một vài thập niên nữa thôi, người Việt Nam sẽ được như người Nhật. Lạy Trời, xin đừng bao giờ đem thiên nhiên ra để thử lòng người dân nước Nam, thử phẩm chất mảnh đất rừng vàng biển bạc của chúng con, bằng cách như Người đang làm với xứ sở Mặt trời mọc!


David Nguyen, tổng hợp và biên dịch theo Tomio Okamura, nasepenize.cz, ČT24, zena-in.cz

 


Tôi đi "xin" việc

Tôi đi „xin“ việc ( Phóng sự) Gần chục năm cặm cụi làm chân biên dịch phần tin CH Séc cho báo chí cộng đồng, mặc dù vốn từ chưa dài được „như cái đòn gánh“, song cũng tàm tạm đủ để làm cái chân thông ngôn. Hơn nữa cũng muốn cải thiện thêm tình hình tài chính của gia đình và theo nhiều lời khuyên của bạn bè, tôi bắt đầu tìm cơ hội làm thêm nghề phiên dịch. Quảng cáo tìm phiên dịch, đốc công trên các báo cộng đồng không hiếm, tôi nhanh chóng tìm được nhiều đề nghị vào làm việc. Cả của „Tây“ lẫn „Ta“. Nhưng đến nay, khi ngồi viết những dòng này, tôi đã lại trở thành kẻ thất nghiệp. Sau khi „vật lộn“ với một trung tâm môi giới nhân sự của chủ người Việt tại vùng Trung Séc, tôi nhận lời đề nghị vào thử việc cho một công ty nhân lực lớn của chủ người Séc, chuyên cung cấp nhân lực cho các hãng lớn. Công việc ổn định, đồng lương phù hợp với trách nhiệm, nhưng vì quá xa nhà nên tôi đành bỏ cuộc và hiện giờ chỉ cộng tác với họ từ xa. Còn kinh nghiệm thực tiễn với các văn phòng môi giới nhân lực của chủ người Việt Nam nhìn chung là tiêu cực. Tôi không muốn tiếp tay hành hạ đồng loại Nhiều người đã từng nói, tư bản Mỹ là đểu cáng, song là „đểu cáng quân tử“. Cảm nhận của tôi với các công ty môi giới nhân sự „Tây“ cũng như vậy. Họ kinh doanh trên tinh thần „chặt chém“ đến nơi đến chốn, nhưng quân tử, minh bạch. Thích thì nhảy vào, và các công ty này không chỉ điều khiển lực lượng nhân công người Việt, mà cả rất đông người ngoại quốc khác nữa. Cách đây không lâu, một công ty nhân sự của Séc bị cáo buộc „đối xử với công nhân Ba Lan như nô lệ“ và báo chí Ba Lan làm ầm ĩ. Người bảo vệ nhân quyền Ba Lan đã lên tiếng đề nghị người đồng nhiệm CH Séc, ông ombudsman Motakar Motejl can thiệp làm rõ ngọn ngành. Nghe nói công ty nhân sự này sau đó đã bị giải quyết kỷ luật phạt hành chính và đã phải có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đấy là nói đến chuyện của người ta, còn dân mình, tình cảnh của họ mà tôi được chứng kiến tận mắt, cũng tương tự như công nhân Ba Lan, thì không được ai nhắc tới cả. „Một đống cái lí không bằng một tí cái tình“, nhiều người Việt Nam bây giờ vẫn cứ tin là cái chân lí ấy có thật. Còn tôi, sau gần một năm chứng kiến thực tế, và gần đây nhất, sau khi bỏ của chạy lấy người chấm dứt hợp tác với một côngty dịch vụ của chủ người Việt Nam, xin khẳng định rằng không thể được. Nhiều công nhân, sau khi dài cổ chờ tiền lương của một hai tháng trước mà chưa thấy đây, điện hỏi „giám đốc“ thì được giải thích là „đã gọi cho tổng giám đốc hãng“ mà ông ta bận chưa cầm máy, nên cực chẳng đã phải chạy đi xin việc nơi khác để lại một vài tháng lương mà không biết đến bao giờ mới nhận được. Ngay lập tức vị trí của họ đã có người mới tới thế chân. Và cái vòng kim cô luẩn quẩn này không biết sẽ còn quay đến bao giờ? Cuộc đời này, cái gì cũng có giá phải chăng của nó. Làm thuê cho chủ Tây, nó chẹt đến nơi đến chốn. Song họ tuân thủ đúng theo thoả thuận khi vào làm việc. „Đến hẹn lại lên“, tới đúng kỳ lương là công nhân có tiền chạy vào tài khoản. Mức lương thế nào thì chỉ cần tự xem thẻ chấm công là đã có thể xác định được tương đối chính xác. Còn chờ lương của nhiều chủ người Việt thì lắm khi cũng sốt ruột như mong mẹ về chợ vậy. Mà chỉ cần vài chục công nhân bị nợ lương mấy tháng, thì số tiền đã lập tức nhảy lên con số triệu ngay rồi. Gọi điện cho ông chủ thì thấy tắt máy, tìm xem tên công ty trong danh lục kinh doanh thì chẳng thấy đâu. Đồ ăn dự trữ đã cạn, chẳng còn cách nào khác là nhanh chóng tìm việc làm ở công ty khác rồi tính sau. Trời đất châu Âu mênh mông, lại trên xứ người, tiếng tăm không biết. Đến bao giờ mới lại gặp nhau đây? Mà nếu có tìm gặp lại được thì „một tí cái tình“ đồng hương kia có thể thay thế cho cái bản hợp đồng lao động mà ông chủ người Việt tốt bụng giữ hộ? Cảnh sát Ngoại kiều, hải quan khi kiểm tra, „bắt tận tay, day tận tóc“ người có thị thực cư trú trên 90 ngày trên lãnh thổ CH Séc với mục đích kinh doanh đang đứng làm việc trên dây chuyền sản xuất. Chụp ảnh hiện trường, làm biên bản và yêu cầu giải thích. Nếu không giải thích được thì sẽ bị trục xuất hành chính vì cư trú trái mục đích thị thực được cấp. Hiện nay, phần lớn các văn phòng môi giới nhân lực hoạt động theo hình thức tổ chức „družstvo“-hợp tác xã, chuyên cung cấp dịch vụ để lách luật lao động chỉ cho phép thuê nhân công ngoại quốc có giấy phép lao động. Mà nếu như các ông chủ hợp tác xã không đứng ra hay nói đúng hơn là không dám chìa ra những hợp đồng, thoả thuận chứng minh công nhân là thành viên hợp tác xã, thì hậu quả bị trục xuất hầu như nắm chắc. Lôi cái tình, rằng phải chi hàng chục nghìn Mỹ kim ra để có được thị thực kinh doanh tại CH Séc và bây giờ ở Việt Nam cả nhà, thậm chí cả họ đang nợ đầm đìa cũng khó lòng có thể thuyết phục lay chuyển được người nhà nước Séc, chỉ quen làm việc dựa trên „một đống cái lí“. Bằng chứng nhỡn tiền nhất là hơn ba chục người Việt Nam làm việc chui tại vùng České Budějovice mới đây hay cả những thông tin đặc biệt tuần nào cũng thấy trên báo Sức Sống của cảnh sát Ngoại kiều về các trường hợp bị huỷ thị thực cư trú trên 90 ngày vì mục đích kinh doanh. Chuyện kẻ cùng quẫn giận dữ vác dao đi tìm giám đốc, không thấy giám đốc thì hỏi thăm phiên dịch đã từng xảy ra. Và đó là nguyên nhân chính để tôi lại phải thất nghiệp ngồi nhà. Tôi sẽ vác đơn đi „xin“ việc tiếp, nhưng sẽ chỉ đồng ý làm việc cho ai kinh doanh đàng hoàng. Nhiều người nói các công ty như vậy vẫn có, nên tôi sẽ tiếp tục đi tìm... (còn tiếp) David Nguyen, 10.2008

 


 

Cuộc chiến Việt Nam qua tranh tuyên truyền cổ động dưới cách nhìn của người Séc

Cập nhật lúc 17-12-2010 06:56:44 (GMT+1)



 

Tại lâu đài Veletržní ở Praha đang diễn ra cuộc triển lãm kéo dài đến hết tháng 1.2011, về chủ đề Nhìn Việt Nam, tranh cổ động tuyên truyền.

 

>>> Trển lãm tranh cổ động Việt Nam tại Praha

 

Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ“, “Trời của ta đất của ta“, “Mỗi người làm việc bằng hai...“ Những khẩu hiệu mà nhiều người Việt Nam vẫn còn nguyên trong tâm khảm, hiện nay đang được nhắc nhớ lại tại một địa danh nằm ở chính giữa châu Âu.

 Theo nhận xét của phóng viên báo Kinh tế, thì tất cả hơn một trăm tấm panô quảng cáo mà nay đang được trưng bày, là đều được vẽ bằng tay, bởi vào thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước, thì công nghệ in vẫn chưa có ở Việt Nam. Nhưng đổi lại, là kỹ thuật sao chép rất phổ biến. Rằng chủ yếu là những sinh viên các trường nghệ thuật, theo các mẫu đã được phê duyệt thực hiện dây chuyền sao chép.

 Nhà phê bình nghệ thuật người Italia Vittorio Sgarbi thì để ý tới những chi tiết đặc sắc trên các tấm áp phích cổ động- rằng tác giả của chúng hầu như không vẽ đả kích kẻ thù của mình- binh sĩ hay chính khách Mỹ. Kẻ thù chỉ thấy xuất hiện trên các khẩu hiệu, trong một số tranh có vẽ đơn sơ hình tổng thống Nixon vụng về- nhưng không kinh khủng hay ngộ nghĩnh như trên các tờ tranh tuyên truyền ở Tiệp Khắc hồi thập kỷ năm mươi.

“Nếu như những tấm tranh này phản ánh đúng thực tiễn thời đó, thì chúng ta sẽ phải công nhận, rằng Fracis Ford Coppola đã đối xử với đồng hương của mình tệ hơn nhiều so với người Đông Dương,“ Sgarbi bình luận.

 Mặc dù các hình tượng trên áp phích mang hình thức thực tế, những người đàn ông gân guốc tay áo vén cao, phụ nữ thì can đảm và ngoài đứa trẻ trên tay còn thường thêm khẩu súng trường hay cây liềm, mà cách thể hiện so với các sản phẩm Tiệp Khắc cùng thể loại có phần nào nhẹ nhõm hơn.

 Thực tế, rằng một phần những tấm áp phích có nguồn gốc từ thời “chiến tranh chống Mỹ“ như cách gọi của người Việt Nam, nhưng hình thức thể hiện của nó không như trông đợi. Không thấy có tương tưởng kích động và thù hận. Các tấm áp phích mang tính thơ mộng một cách bất ngờ, có thể tới mức lạc quan thơ ngây, nhưng không phải bao giờ cũng giáo điều thô thiển.

“Trong những sắc mầu rực rỡ và những hình tượng đầy sức sống có mang luồng năng lượng khác, không như thường thấy trong các loại tuyên truyền nhạt nhẽo, mà tôi đã từng quen qua bao nhiêu loại áp phích tuyên truyền ủng hộ chế độ khác. Với những tấm hình này là sự đồng thuận của cả dân tộc, được chọn lựa bằng hình thức nghệ thuật đặc biệt làm biện pháp tuyên truyền cho cách mạng,“ nhà tổ chức triển lãm Ottaviano Maria Razetto viết về katalog.

 Cuộc triển lãm tại Praha giới thiệu các sản phẩm áp phích từ nửa sau của thập kỷ sáu mươi tới thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Chiến tranh nóng bỏng đã được thay thế bằng chủ đề kinh tế, mừng sự phát triển và hiện đại hoá xã hội.

 Cuộc triển lãm được thực hiện với sự cộng tác của quĩ Eleutheria thuộc bảo tàng Quốc gia Italia.



http://obrazem.ihned.cz/c1-48639120-plakatum-z-doby-vietnamske-valky-chybi-karikatury-americkeho-nepritele

David Nguyen, theo iHNed.cz


 

Nghi phạm đánh chết người Việt tại Séc ra tòa vì ảnh khiêu dâm trẻ em

Cập nhật lúc 12-05-2010 10:39:09 (GMT+1)

Josef Srnský

 

Hôm 11/05/2010, toà án tỉnh Brno đã ra phán quyết vô tội cho bị cáo Josef Srnský, là nhân viên cảnh sát bị cáo buộc phạm tội tàng trữ tranh ảnh khiêu dâm trẻ em. Phán quyết này khẳng định lại phán quyết tương tự  của toà án thành phố Brno hồi tháng ba, theo đó công tố viên không có đủ chứng cứ chống lại bị cáo. Bản án của toà án tỉnh Brno đã có hiệu lực pháp lí.

 Công tố viên buộc tội Srnský đã tàng trữ tranh ảnh khiêu dâm trẻ em. Trong máy tính của vợ Srnský, thanh tra cảnh sát đã tìm thấy hàng trăm tệp tin chứa tranh ảnh mang nội dung đồi bại với trẻ em. Nhưng trước toà không thể chứng minh được, rằng những tài liệu này là đúng của bị cáo hay Srnský có trực tiếp thao tác với những tệp tin này.

 Như vậy, Josef Srnský đã thoát được tội dính dáng đến tranh ảnh khiêu dâm trẻ em, nhưng vẫn đang phải đương đầu với trách nhiệm làm công dân Việt Nam Hoàng Sơn Lâm tử vong, mà chính Srnský là một trong những bị cáo chính. Phiên toà xét xử vụ việc này vẫn đang tiếp diễn.

Bị cáo trước tòa. FOTO: Per Kozelka, Právo

David Nguyen


 

Đề nghị ghi rõ nguồn CongDong.Cz và để link sau : http://congdong.cz/home/21142/gia-do-la-nguon-goc-cua-vi-khuan-e-coli-gay-chet-nguoi-hang-loat.htm#ixzz1m07Z1Q69
khi bạn copy lại bài viết này. Xin cảm ơn!

Giá đỗ là nguồn gốc của vi khuẩn E.coli gây chết người hàng loạt

 

vik huan ecoli Giá đỗ là nguồn gốc của vi khuẩn E.coli gây chết người hàng loạt

Vi khuẩn E.coli (EHEC). Nguồn ảnh: internet

 

Trong gia đình hay quán ăn của người Việt hay người châu Á, thì giá đõ  là thực phẩm thường có trong bữa ăn.  Thế nhưng nó lại nguồn truyền bệnh nguy hiểm chứ không phải dưa chuột như  hiện nay đang bị nghi vấn. Thông tấn xã AP dựa vào nguồn tin của chính quyền Đức vừa khẳng định, rằng hầu như chắc chắn nguồn gốc của khuẩn E.coli gây ra căn bệnh tiêu chảy huyết là do loại giá đỗ được làm ở Đức.

 

 

Người phát ngôn bộ Nông nghiệp vùng hạ Sachsen Gert Hahne tuyên bố với phóng viên AP, là trong vòng vài giờ tới sẽ ra cảnh báo để nhân dân cảnh giác và tránh loại giá đỗ này, là thứ mà dân chúng thường ăn sống.

Trước đó, hãng thông tấn DPA cho hay, là nhà đương cục Đức đã tìm thấy ở bang hạ Sachsen “dấu vết tương đối nóng“, mà có thể giúp xác định được nguồn gốc vi khuẩn E.coli. Bộ trưởng Nông nghiệp tiểu bang Gert Lindeman vào lúc 18:00 sẽ nói về thông tin rất mới này trong phiên họp báo khẩn cấp.

gia do1 Giá đỗ là nguồn gốc của vi khuẩn E.coli gây chết người hàng loạtGiá đỗ: nguồn gốc của vi khuẩn E.coli?

 

Trong khi thăm bệnh viện tại Hamburk, giám đốc viện Robert Koch (RKI) Reinhard Burger cho biết, là số nạn nhân của bênh tiêu chảy huyết tại Đức đã lên đến con số 21và nhiều người khác đang bị đe doạ tính mạng.

Theo Burger, thì tại Đức đã ghi nhận được 1526 trường hợp nhiễm khuẩn Escherichia coli (EHEC). Trong số này 627 bệnh nhân đã xác định thấy hội chứng HUS nguy hiểm, có thể làm tổn hại thận.

Theo hãng tin BBC, thì sự lây lan của khuẩn E.coli mà hiện nay đã có tại 12 quốc gia đang có chiều hướng chậm lại. Nhiều chuyên gia y tế còn cảnh báo, rằng E.coli có nguy cơ đe doạ lớn hơn nhiều so với các đánh giá từ trước tới nay bởi khả năng lây nhiễm của nó, thậm chí chỉ qua cái bắt tay.

gia do Giá đỗ là nguồn gốc của vi khuẩn E.coli gây chết người hàng loạt

David Nguyen-Vietinfo

ČTK, Novinky.cz


 

“Nông dân“ Việt tại Séc lĩnh án tù vì cần sa

Cập nhật lúc 20-09-2010 14:27:09 (GMT+1)



 

Hôm 20/09/2010, phiên phúc thẩm toà án Tối cao Olomouc đã phủ nhận đơn khiếu nại và khẳng định lại bản ám 8 năm tù cho ba bị cáo, mà hồi năm kia đã tham gia canh tác “cỏ quí“ với số lượng lớn ở làng Velký Losiny vùng Šumperk. Hồi tháng 5 vừa qua, toà án huyện Olomouc trong phiên sơ thẩm đã ra phán quyết trừng phạt, nhưng tất cả các bị cáo đã kháng án.

Toà Tối cao Olomouc xem xét đơn khiếu nại của ba bị cáo là Toan Tran Ngoc (49 tuổi), Hong Du Luu (31 tuổi) và công dân Séc Josef Šlauf (43 tuổi). Theo cáo trạng, thì hai công dân Việt Nam từ tháng ba đến tháng sáu năm 2008 đã tân trang xưởng mộc tại làng Velký Losiny thành nơi trồng cần sa nhân tạo với hệ thống trang thiết bị trị giá hơn một triệu korun. Khi bị phát hiện, vườn cần sa nhân tạo này đang có 2439 cây.

 Hai bị cáo người Việt Nam yêu cầu huỷ bản án, với lí do là không hề biết họ đang chăm sóc loại thực vật gì, và rằng trong quá khứ chưa bao giờ họ nhìn thấy cây sợi gai dầu này. Họ chỉ có mỗi một nhiệm vụ duy nhất với hứa hẹn sẽ được trả công, khi trông nom và tưới những cây này. Nhưng tiền công cũng chưa bao giờ nhận được. Cả điều tra xác minh sau này cũng không chứng tỏ được, rằng họ có bất kỳ hành động nào tiếp tục xử lí các cây hay chế biến tiếp. Nghĩa là có mưu đồ chế biến marihuan và buôn bán. Ngoài ra còn dựa vào cả quan điểm của toà Tối cao CH Séc, rằng tự thân việc trồng cần sa không bị liệt vào khái niệm “sản xuất chất gây nghiện“, và vì thế cho nên hành vi của họ không cấu thành biểu hiện tội phạm hình sự sản xuất tàng trữ bất hợp pháp chất gây nghiện.

 Bị cáo Josef Šlauf cũng kháng án, với lí do bào chữa, rằng chỉ cho thuê lại xưởng mộc cũ. Rằng hoàn toàn không có gì chứng minh mình dính líu đến việc trồng cần sa. Rằng không hề biết gì về nó, bởi không có quyền đi vào khu vực này sau khi đã cho thuê. Theo Josef Šlauf, thì cả quyết định truy tố tội phạm cũng đã không hợp lệ, vì nó không hội tụ đủ các vấn đề theo thủ tục tố tụng hình sự. Cả Josef Šlauf cũng lí giải, rằng trồng cần sa không phải là “sản xuất chất gây nghiện“, và như vậy không thể cấu thành tội hình sự.

 Theo toà án huyện Olomouc, thì từ 2439 cây cần sa này có thể chế biến thành 37 kg marihuan và khi bán sẽ thu được tối thiểu 1 580 500 korun. Sau khi trừ các chi phí, sẽ thu lợi ít nhất 785 156 korun.

 "Kháng án của cả ba bị cáo chúng tôi đều phủ nhận vì thiếu cơ sở. Mọi bào chữa của họ chúng tôi đều lật lại một cách chắc chắn," người phát ngôn toà Tối cao Olomouc Petr Angyalossy tuyên bố.

 Theo trưởng ty cảnh sát Šumperk Josef Drábek, thì đây là vườn cần sa thuộc loại lớn nhất từng bị phát hiện tại CH Séc và chưa từng có tại khu vực Olomouc. Ngày đó, cảnh sát phát hiện được vườn cần sa này nhờ nhân dân tố cáo, vì thấy có nhiều người lạ mặt xuất hiện trong vùng.

 

David Nguyen, theo Mediafax, ČTK, iDnes


 

Thương hiệu Budweiser là của CH Séc- ít nhất là trên lãnh thổ Liên minh châu Âu

Cập nhật lúc 29-07-2010 18:49:01 (GMT+1)

Bia Budweiser Budvar

 

Toà án châu Âu đã ra phán quyết cuối cùng, chấm dứt cuộc chiến trường kỳ dành nhãn hiệu Budweiser giữa hãng Budvar từ České Budějovice với tập đoàn Anheuser-Busch của Mỹ về bản quyền nhãn hiệu “Budweiser“ tại EU.

Kể từ này, trên lãnh thổ EU, tập đoàn Anheuser-Busch sẽ không còn được quyền sử dụng nhãn hiệu Budweiser nữa. Toà án châu Âu chấp nhận những tài liệu, cơ sở của hãng Budvar.

 Tranh chấp này đã kéo dài hơn một thập kỷ, kể từ khi công ty từ Hoa Kỳ này đề nghị đăng ký nhãn hiệu Budweiser vào danh sách bảo vệ thương hiệu tại Uỷ ban điều hoà thị trường nội địa (OHIM). Nhưng Uỷ ban này ủng hộ kháng nghị của hãng Budvar của CH Séc từ lâu đời đã sản xuất bia mang nhãn hiệu này và từ chối không đăng ký cho người Mỹ.

 Hãng Anheuser-Busch sau đó đã khiếu nại lên toà án cao cấp thứ hai của EU, nhưng cũng đã thất bại hồi tháng ba năm ngoái. “Bởi quyền sử dụng thương hiệu Budweiser đã được công nhận từ trước tại Đức và Áo cho hãng bia Budvar ở České Budějovice,“ phán quyết dạo đó giải thích.

 Hãng Anheuser-Busch tiếp tục kháng án nhưng bị khước từ và phán quyết này là cuối cùng. Bởi nếu không, thì sẽ xảy ra tình trạng, là trong một số quốc gia EU sẽ tồn tại hai sản phẩm của hai hãng hoàn toàn khác nhau nhưng lại mang cùng thương hiệu và có thể gây ra làn sóng phản ứng lớn.

 Nhà máy bia tại České Budějovice được xây dựng từ năm 1895 và kiều dân Đức gọi nó là Budweiser. Nhưng hãng Anheuser-Busch đã sản xuất thứ bia mang nhãn hiệu này của mình từ năm 1876.

 Hai hãng này đã tranh dành nhãn hiệu Budweiser ở nhiều mức độ khác nhau trên thế giới từ hơn một thế kỷ. Nhưng cuộc chiến chỉ trở nên khốc liệt trong thời gian gần đây, khi hãng Budvar bắt đầu tăng cường xuất khẩu sản phẩm của mình ra thế giới.

Budweiser của USA

 

Budweiser của CH Séc

 

 David Nguyen, theo Ekonomika.iHNed.cz



nahled nahled nahled